Hướng dẫn phân tích trao duyên 18 câu đầu chi tiết nhất

Đại thi hào Nguyễn  Du được người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu văn học Việt Nam biết đến với tác phẩm xuất chúng Truyện Kiều. Một trong những đoạn tiêu biểu nhất  trong tác phần chính là trích đoạn trao duyên được tìm hiểu trong chương trình văn học của bậc trung học phổ thông. Cùng tìm hiểu cách phân tích trao duyên 18 câu đầu để thấy được số phận bi thương của chị em Thúy Kiều.

Dàn bài phân tích trao duyên 18 câu đầu

Dàn bài trao duyên

Trước khi đi vào phân tích trao duyên 18 câu đầu, việc vạch ý là lên dàn bài đóng một vai trò cực kì quan trọng. Viết sắp xếp các ý một cách logic sẽ giúp bạn viết bài mượt mà và đầy đủ hơn. Dàn bài của bài phân tích bao gồm 3 phần:

Mở bài:

  • Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du, giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều, hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm.

Thân bài:

  • Tóm tắt qua nội dung phần trước trao duyên của tác phẩm.
  • Bối cảnh cũng như thái độ trịnh trọng của Thúy Kiều khi nói chuyện với Thúy Vân.
  • Phân tích tình cảnh éo le của Thúy Kiều ở thời điểm đó.
  • Phân tích tình cảm mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng đặc biệt là lời hẹn ước giữa hai người.
  • Lời nhắn nhủ của Thúy Kiều dành cho Thúy Vân, với mong muốn thay mình trả duyên cho Kim Trọng.
  • Phân tích sự tuyệt vọng của Thúy Kiều trong suốt 18 câu đầu trong bài trao duyên.
  • Có thể phân tích lồng ghép, liên hệ với số phận bi đát của người phụ nữ giai đoạn đương thời.

Kết bài:

  • Đánh giá lại về nội dung, nghệ thuật cũng như ý nghĩa trong 18 câu đầu của bài thơ trao duyên.
Truyện Kiều tác phẩm nổi tiếng

Bài mẫu phân tích trao duyên 18 câu đầu

Toàn bộ truyện kiều mà một câu chuyện được kể dưới dạng thơ lục bát, nói về cuộc đời của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Thúy Kiều, Thúy Vân tuy có nhan sắc hơn người, nhưng số phận long đong, lận đận, chịu đủ đau thương. Tình cảnh đó càng được khắc họa rõ nét trong 18 câu của đoạn trao duyên, vì chữ hiếu mà phải bỏ đi chữ tình. Bằng tài hoa của mình, thi hào Nguyễn Du đã khắc họa cực thành công số phận lâm li bi đát của nàng Kiều.

“ Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Thái độ trịnh thượng của Thúy Kiều thể hiện sự nghiêm túc, pha chút bị thương trước khi trình bày vấn đề với Thúy Vân. Thúy Kiều thân là chị nhưng lại muốn hành lễ với em trước khi nói. Cho thấy, Thúy Kiều thực sự nghiêm túc và có phần xót thương cho em gái khi phải thay mình trả duyên cho càng Kim. Nếu đặt trong toàn bộ ngữ cảnh của đoạn thơ thì hình ảnh chị “lạy” em không hề vô lý, ngược lại nó mang đầy tính nhân văn. Thúy Kiều hiểu được điều mình sắp nói sau đây có thể làm khó em.

Hoàn cảnh bi thương của Kiều

“ Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt nước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Những câu thơ tiếp theo dần hé lộ về hoàn cảnh éo le mà Thúy Kiều gặp phải. Có lẽ mong muốn của hầu hết các cô gái thời Thúy Vân, Thúy Kiều đó chính là tìm được một người thương, một tấm chồng như ý. Thúy Kiều đã tìm được Kim Trọng nhưng tiếc thay lại không thể vẹn toàn. Hình ảnh “mối tơ thừa” với mong muốn Thúy Vân có thể thay mình ở bên Kim Trọng, tuy nhiên cụm từ “mặc em” là để cho Thúy Vân có quyền tự quyết định hạnh phúc của mình. Thân là chị cả trong gia đình khi phải chọn giữa bên hiếu và bên tình, Thúy Vân đã chọn hy sinh hạnh phúc lứa đôi của mình để có thể cứu cha. Có lẽ, tình cảm quá sâu đậm, quá thấu hiểu không chỉ là của lứa đôi mà như là hai người tri kỷ “khi ngày quạt nước, khi đêm chén thề” khiến nàng nặng lòng. Tùy cảm giữa Thúy Kiều và Kim Trọng cũng chính là tình cảm lứa đôi đẹp đẽ được nhắc đến nhiều trong thi ca Việt Nam.

“Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”

Đây chính là lười nhắn nhủ mà Thúy Kiều muốn gửi đến Thúy Vân. Với mong muốn dành tuổi xuân của Vân để có thể ở bên chăm sóc lo lắng cho Kim Trọng. Một lần nữa khẳng định nếu e có thể thay chị làm điều này thì bản thân có chịu nhiều đau đớn, thậm chí là thịt nát xương tan đều vui lòng. Đoạn thơ này càng thấy được tình cảm sâu nặng mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Với Kiều có lẽ tình yêu dành cho Kim Trọng có lẽ là toàn bộ lẽ sống, trái tim của nàng cũng chết đi khi mất đi tình yêu.

18 câu đầu trao duyên chính là một trong những đoạn đặc sắc và đầy bi thương của tác phẩm văn học này. Đoạn thơ vừa đẹp, vừa buồn, vừa đậm chất thơ và thể hiện được tài năng tài tình của người thi sĩ. Nguyễn Du cùng truyện kiều đã trở thành niềm tự hào của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Truyện Kiều sẽ còn sống mãi, trở thành một trong những áng văn tiêu biểu nhất của dân tộc. Hy vọng với bài viết mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các em có thể phân tích trao duyên 18 câu đầu theo đúng yêu cầu của đề bài. Cùng tìm hiểu những thông tin cũng bài viết hữu ích khác tại website thebachelorvietnam.com của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud